0901.363.748

Kiểm định an toàn cần trục bánh xích

Kiểm định an toàn cần trục bánh xích

Khi ngành công nghiệp phát triển, nhu cầu về các loại thiết bị máy móc phục vụ nâng hạ, lắp dựng kết cấu ngày càng lớn. Trong đó, loại thông dụng rất được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là cần trục bánh xích – loại cầu trục tự hành dùng để thực hiện các thao tác nâng hạ di chuyển hàng hóa trong nhà máy, xí nghiệp, công trình…, nên việc kiểm định an toàn cần trục bánh xích để đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng sản phẩm cũng phải được chú trọng để tránh những trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Tầm quan trọng của việc kiểm định an toàn cần trục bánh xích

Với sức nặng làm việc lên đến hàng trăm tấn, vì vậy việc sử dụng cần truc bánh xích có độ nguy hiểm rất cao. Nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người trong quá trình sử dụng, cũng như tránh những đáng tiếc có thể xảy ra đòi hỏi thiết bị phải có chất lượng tốt, không bị hư hỏng.

Cần trục bánh xích có trong danh mục các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động quy định tại Thông tư 53/2016-BLĐTBXH.

KIỂM ĐỊNH AN TOÀN CẦN TRỤC BÁNH XÍCH

 

Lợi ích của việc kiểm định an toàn cần trục bánh xích

  • Đảm bảo thiết bị luôn hoạt động ổn định.
  • Phát hiện hư hỏng kịp thời để ngăn ngừa sự có thể thể xảy ra khi thiết bị đang hoạt động.
  • Các thiết bị của cần trục bánh xích cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật an toàn mà các cơ quan, ban ngành đưa ra, từ vận hành cho đến lắp ráp và đưa vào sử dụng.
  • Chấp hành nghiêm túc và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Kiểm định cần trục bánh xích đòi hỏi kiểm định viên phải có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại vì không phải ai cũng có thể thực hiện được mà phải do các cơ quan, đơn vị có nghiệp vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm định để kết quả thực hiện được chính xác nhất. Qua đó, đảm bảo thiết bị vận hành tốt, tránh rủi ro khi gặp sự cố.

Tiêu chuẩn, quy chuẩn của việc kiểm định an toàn cần trục bánh xích

QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;

TCVN 8855-2-2011. Cần trục và thiết bị nâng. Chọn cáp. Phần 2: Cần trục tự hành. Hệ số an toàn;

TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;

TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;

TCVN 5208-1: 2008 : Cần trục. Yêu cầu đối với cơ cấu công tác. Phần 1: Yêu cầu chung;

TCVN 5208-4 : 2008: Cần trục. Yêu cầu đối với cơ cấu công tác.  Phần 4: Cần trục kiểu cần;

TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ. Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;

TCVN 4755:1989, Cần trục. Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực;

TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.

Trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại Quy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.

Các bước kiểm định an toàn cần trục bánh xích

Đối với đơn vị thực hiện kiểm định

  • Trang bị đầy đủ trang thiết bị phù hợp để kiểm định thiết bị.
  • Phối hợp cùng với đơn vị sử dụng thiết bị lập biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định.
  • Yêu cầu kiểm định viên có năng lực, kinh nghiệm, trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân .

Đối với đơn vị yêu cầu kiểm định

  • Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch, các tài liệu có liên quan đến thiết bị một cách cụ thể chi tiết nhất.
  • Cán bộ tham gia chứng kiến kiểm định và công nhân vận hành, sửa chữa, căn chỉnh thiết bị khi cần thiết.
  • Cần trục phải được lắp đặt bình thường và đủ điều kiện để tiến hành kiểm định;
  • Đảm bảo an toàn khu vực kiểm định: phải đủ rộng, trên nền cứng. Cách li, hoặc có biển cảnh báo trong suốt quá trình kiểm định;

Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị

Kiểm tra lý lịch: thương hiệu, mã số, ngày bắt đầu đi vào sử dụng, đã có tiền sử gặp sự cố nào chưa…

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài

  • Chỉ được thực hiện khi công tác chuẩn bị đạt yêu cầu.
  • Kiểm tra mã hiệu, chủng loại, số khung, số máy, hệ thống tang tời, cáp, puly, phanh, móc… của các cơ cấu; kiểm tra kết cấu khung sườn, xích, chân chống, đối trọng; kiểm tra kết cấu kim loại cần, thiết bị khống chế chiều cao nâng, hạ.

Thử không tải

Thử tải: thử tải tĩnh, thử tải động

Tải trọng dùng để thử tải cần trục có thể dùng thép cuộn, thép tấm, phôi thép hay các cục tải chuẩn.

  • Chú ý kiểm tra cẩn thận đặc tính tải của thiết bị trước khi tiến hành thử tải: Tải trọng chủ yếu phụ thuộc vào chiều dài cần, góc nghiêng, tầm với…
  • Hiệu lệnh cho lái cẩu cần phải rõ ràng, dứt khoát, tránh hiểu nhầm ý nhau.
  • Khi nâng tải, di chuyển tải: nên lót cáp để cáp không tiếp xúc trực tiếp với tải để tránh hỏng cáp; nên dùng dây ghìm tải để tránh trường hợp tải va vào chân chống, công trình xung quanh…

Xử lý kết quả kiểm định.

Khi đã hoàn tất công tác kiểm định, kiểm định viên lập 2 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, đại diện chủ sử dụng ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 1 bản.

Kiểm định viên có nhiệm vụ ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị và chỉ dán tem khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu. Đơn vị kiểm định an toàn sẽ cấp chứng nhận kết quả kiểm định thiết bị trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.

Đơn vị kiểm định an toàn cần trục bánh xích uy tín

KIỂM ĐỊNH AN TOÀN CẦN TRỤC BÁNH XÍCH

 

Kiểm định KV2 là một trong số ít đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc kiểm định an toàn cần trục bánh xích. KV2 được Bộ LĐTBXH cấp giấy chứng nhận có đủ điều kiện hoạt động kiểm định cùng với đội ngũ kiểm định viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn giỏi chắc chắn sẽ giải quyết được những thắc mắc của khách hàng. Ngoài ra, chi phí kiểm định KV2 cũng rất phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng.

Kiểm Định KV2
Average rating:  
 0 reviews