0901.363.748

Kiểm định nồi hơi

Kiểm định nồi hơi

Nồi hơi (lò hơi) là thiết bị được sử dụng để đun sôi hơi nước mang nhiệt độ phục vụ cho việc sấy, nấu thực phẩm, giặt là, làm khô nhiều vật dụng. Trong ngành công nghiệp thì lò hơi để cung cấp nhiệt, hơi cho hệ thống máy móc. Hệ thống lò hơi được thiết kế lớn và cũng có nhiều thiết bị nên cần phải được kiểm định thường xuyên đảm bảo an toàn sử dụng. Mời bạn hãy cùng Kiểm Định KV2 xem quy trình kiểm định nồi hơi như thế nào nhé.

Tại sao phải kiểm định nồi hơi?

Tiêu chuẩn và Quy trình kiểm định lò hơi (nồi hơi) từ A-Z
Nồi hơi (lò hơi) có nguồn nhiệt cao nên cần phải kiểm định an toàn để đảm bảo vận hành

Lò hơi trong ngành công nghiệp có kích thước lớn, có nguồn nhiệt cao để cung cấp cho máy móc hoạt động hay dẫn nhiệt để sấy khô đồ,…Chỉ cần sơ suất nhỏ khiến cho hệ thống bị hỏng, vỡ hay trục trặc không chỉ gây thiệt hại lớn về tài sản mà còn có thể làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.

Do đó mà các cơ sở sử dụng nồi hơi phải thực hiện kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng và trong suốt quá trình vận hành phải định kỳ kiểm tra. Đảm bảo rằng hệ thống bình thường, không bị hư hỏng đảm bảo an toàn sản xuất và lao động. Nếu phát hiện trục trặc, xuống cấp hư hỏng thì lập tức để cho chủ quản lý tìm cách khắc phục tránh gây thiệt hại.

Kiểm định chất lượng nồi hơi có đạt chuẩn

Việc kiểm định nồi hơi là công việc mang tính kỹ thuật theo quy trình nghiêm ngặt để đánh giá chính xác tình trạng kỹ thuật an toàn của lò hơi. Các kỹ sư sẽ so sánh tình trạng với các tiêu chuẩn quy định xem có đạt không, nếu không đạt thì không được vận hành. 

Đối tượng kiểm định sẽ là các loại nồi hơi chính hãng, chất lượng tốt có nhiệt độ môi chất trên 1150C. Thiết bị này được quy định theo danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư với yêu cầu kỹ lưỡng về ATLĐ do Bộ LĐTBXH ban hành..

Lợi ích của việc kiểm định an toàn nồi hơi

Tiêu chuẩn và Quy trình kiểm định lò hơi (nồi hơi) từ A-Z
Việc kiểm định an toàn nồi hơi sẽ mang đến nhiều lợi ích

Không phải dĩ nhiên mà chủ đơn vị phải tiến hành kiểm định an toàn lò hơi. Công việc này tuy mất phí thuê đơn vị và mất ít thời gian nhưng đổi lại có nhiều lợi ích thiết thực:

  • Kiểm tra toàn bộ lò hơi để đánh giá tổng quan khi đi vào hoạt động có hiệu quả và an toàn không
  • Nếu phát hiện lò hơi bị có vấn đề, hư hỏng thì báo ngay cho người quản lý, đồng thời có biện pháp sửa chữa, thay mới để không ảnh hưởng tới công việc lâu dài
  • Tránh trường hợp tai nạn xảy ra hoặc thiệt hại về tài sản
  • Việc kiểm định do tổ chức thực hiện sẽ là bằng chứng để nếu có vấn đề ngoài ý muốn thì trình bày với các cơ quan chức năng, đơn vị bảo hiểm.
  • Kiểm định theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể là theo thông tư 32/2011/TT – BLĐTBXH ngày 14/11/2011 lò hơi là thiết bị cần thực hiện việc kiểm định an toàn lao động.

Tiêu chuẩn áp dụng cho việc kiểm định nồi hơi

Việc tiến hành kiểm định cho lò hơi sẽ có những tiêu chuẩn nhất định áp dụng. Các đơn vị kiểm định sẽ đối chiếu đúng cho ra kết quả cần thiết và chủ sở hữu lò hơi sẽ căn cứ vào đó xem đơn vị kiểm định thực hiện đúng hay chưa.

Kiểm định lò hơi theo tiêu chuẩn quy định pháp luật

Các tiêu chuẩn kiểm định cho nồi hơi:

Tiêu chuẩn quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi:

  • TCVN 7704: Nồi hơi – Yêu cầu an toàn kỹ thuật về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa.
  • TCVN 6008-1995: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và biện pháp kiểm tra.
  • TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992), Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước).

Quy trình kiểm định an toàn nồi hơi chi tiết

Tiêu chuẩn và Quy trình kiểm định lò hơi (nồi hơi) từ A-Z
Kiểm định an toàn nồi hơi thực hiện theo quy trình chuẩn

Việc kiểm định lò hơi được tiến hành theo quy trình khoa học cụ thể để tránh tối thiểu các sự cố có thể xảy ra. Thông thường công việc này sẽ do các đơn vị kiểm định chuyên nghiệp có thâm niên trong nghề đảm nhiệm, vừa đảm bảo yếu tố kỹ thuật vừa đảm bảo an toàn cho không gian làm việc và con người.

Quá trình kiểm định an toàn lò hơi gồm các bước như sau:

Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, nhật ký vận hành, sửa chữa

Đơn vị kiểm định sẽ yêu cầu chủ nơi có lò hơi cung cấp cho biết hồ sơ chi tiết về quá trình sử dụng, sửa chữa, thay thế thiết bị. Để từ đó nắm bắt được tình trạng, khái quát các vấn đề nảy sinh là do đâu.

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài và trong nồi hơi

Các kỹ sư sẽ kiểm tra kỹ toàn bộ lò hơi từ ngoài vào trong xem có ổn định, nguyên vẹn và bền bỉ hay không. Nếu thấy bề mặt kim loại cong vênh, biến dạng, han gỉ thì sẽ phải có biện pháp khắc phục ngay. Nếu tiếp tục vận hành lò hơi với nhiệt độ cao thì dễ xảy ra tai nạn và làm hỏng hàng hóa, thiệt hại lớn về tài sản.

Kỹ sư cũng xem tình trạng lớp bảo ôn, cách nhiệt đủ tốt. Xem hệ thống cấp thoát nước, khói thải, các mối hạn còn ổn hay phải làm mới. Điều này là cực kỳ cần thiết vì chỉ cần lỗi nhỏ mà hỏng luôn lò hơi vì bên trong nhiệt độ, áp suất lớn có thể gây hại cho rất nhiều người.

Thử nghiệm áp suất

Công đoạn thử nghiệm áp suất rất cần thiết phải làm sau khi kiểm tra xong các bộ phận. Việc này sẽ tiến hành khoảng 6 năm/1 lần cho thấy thiết bị sử dụng tốt.

Kiểm tra các cơ cấu an toàn, thiết bị bảo vệ, đo kiểm

Việc tiếp theo là các kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra các cơ cấu vận hành ổn, chắc chắn, trơn tru. Xem lại các thiết bị đo lường của lò hơi vẫn hoạt động chính xác hay không. Các thiết bị cần kiểm định như van, áp kế, thiết bị đo, rơ le nhiệt độ, áp suất,…

Kiểm tra hệ thống vận hành nồi hơi

Xong các bước trên thì cơ bản lò hơi không gặp vấn đề gì nguy hiểm. Tuy nhiên, quản lý vẫn để cho kỹ thuật viên kiểm tra xem khi khởi động máy đi vào vận hành thì lò hơi có hiệu quả cao hay an toàn hay không nhé.

Kiểm tra hệ thống vận hành của nồi hơi có ổn định

Thời gian kiểm định nồi hơi bao nhiêu lâu?

Tiêu chuẩn và Quy trình kiểm định lò hơi (nồi hơi) từ A-Z

Việc kiểm định cho lò hơi cũng có thời gian nhất định, không phải thích là kiểm định vì đôi khi nó không cần thiết hoặc không đúng lúc. Như vậy việc phát hiện và đánh giá đúng tình trạng của thiết bị không được chuẩn xác cho lắm.

Thông thường thì việc thẩm định thiết bị này sẽ được thực hiện trong các trường hợp sau:

Kiểm định nồi hơi lần đầu

Sau khi mua thiết bị về, thợ sẽ tiến hành lắp đặt xong xuôi và sau đó chủ sở hữu sẽ phải liên hệ đơn vị kiểm định tới xem xét hệ thống có ổn để đi vào hoạt động hay không. Việc kiểm định phát hiện ra hệ thống đã đủ thiết bị, lắp các bộ phận đúng vị trí và chất lượng đủ tốt để an toàn khi sử dụng hay không.

Kiểm định định kỳ khi sử dụng

Theo định kỳ khoảng 2 năm/lần thì chủ sở hữu lò hơi cần phải liên hệ đơn vị đến kiểm định chức năng và kỹ thuật vận hành thiết bị có ổn không. Sau nhiều năm thì chắc chắn phần nào độ nhạy cảm và một số thiết bị xuống cấp, việc kiểm tra sẽ tìm ra các bộ phận có trục trặc gì không để xử lý nhanh chóng, để máy móc đi vào hoạt động tăng gia sản xuất. 

Chế độ kiểm định bất thường

Trong trường hợp lò hơi gặp trục trặc thì quản lý có thể gọi cho đơn vị kiểm định xem vấn đề nằm ở đâu và hỏng hóc ra sao để khắc phục. Hoặc đợt kiểm định này là do các cơ quan chức năng yêu cầu thực hiện bất chợt.

Ngoài các trường hợp này thì lò hơi còn được kiểm định trong các trường hợp như sau;

  • Kiểm định trước khi xuất xưởng
  • Kiểm định xuất khẩu, nhập khẩu.

Đơn vị nào kiểm định nồi hơi đáng tin cậy?

Bạn đang tìm hiểu về đơn vị thực hiện việc kiểm định cho lò hơi chính xác, có trách nhiệm và tận tình? Bạn hoàn toàn an tâm rằng Công ty Kiểm định KV2 đáp ứng được những yêu cầu này của bạn. Bạn liên hệ với công ty để được tư vấn và sử dụng dịch vụ nhanh chóng, đội ngũ kỹ sư có chuyên môn, kinh nghiệm sẽ trực tiếp làm việc.

Trên đây là toàn bộ thông tin cung cấp về công việc kiểm định nồi hơi là gì, tiến hành qua các bước ra sao gửi độc giả tham khảo. Hy vọng rằng bạn sẽ hiểu về sự cần thiết phải đi kiểm định thiết bị này cho hoạt động của nhà máy, xưởng, đơn vị mình an toàn, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nhé. 

Leave your Comments