Trang chủ » Huấn Luyện An Toàn » Huấn luyện an toàn lao động
Huấn luyện an toàn lao động
- 2253 Views
- 14 Tháng Tư, 2021
- Huấn Luyện An Toàn
Huấn luyện an toàn lao động là công tác bắt buộc đối với một số ngành nghề mang tính chất đặc thù như huấn luyện an toàn hóa chất, huấn luyện an toàn điện, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động… Nhưng cho đến nay có rất ít các đơn vị, công ty đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định để có thể tự tổ chức đào tạo huấn luyện an toàn cho người lao động. Để giúp bạn có một cái nhìn rõ nét, chi tiết hơn về vấn đề này, xin hãy tham khảo bài viết của chúng tôi.
Nội Dung Bài Viết
Huấn luyện an toàn lao động là gì?
Huấn luyện an toàn lao động là thực hiện các công tác giảng dạy và đào tạo cho người tham gia lao động nhằm nâng cao kiến thức về an toàn trong lao động, giúp đảm bảo sự an toàn cho người lao động khi làm việc ở bất kỳ môi trường nào.
Người tham gia huấn luyện an toàn lao động sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi thực hiện công việc để có thể đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động.
Mục đích của huấn luyện an toàn lao động:
- Thực hiện tốt việc an toàn lao động sẽ bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, giảm thiểu tối đa các trường hợp tai nạn lao động.
- Bên cạnh đó, thực hiện an toàn lao động giúp người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh do tác động nghề nghiệp.
- Không những vậy còn bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động.
Tại sao cần thực hiện tốt việc huấn luyện an toàn?
Chính phủ đã ban hành nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định những điều cụ thể và toàn diện về những yêu cầu đối với các đối tượng lao động. Điều này nhằm giúp người sử dụng lao động, người lao động nắm được tầm quan trọng của việc thực hiện công tác đảm an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Tai nạn lao động hiện là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm, bởi đây chính là một tác động xấu đến sự phát triển của đất nước.
- Hàng ngày, hàng giờ chúng ta đọc, được nghe đến nhiều vụ tai nạn lao động thương tâm xảy ra mà lý do một phần từ ý thức của cơ sở, doanh nghiệp không có những chương trình đào tạo cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người lao động khi làm việc.
- Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần trang bị cho người lao động những kỹ năng cần thiết bằng việc đào tạo, tập huấn các chương trình về an toàn lao động cho mỗi người lao động.
- Huấn luyện an toàn lao động sẽ giúp người lao động nắm bắt được những kiến thức và có thể chủ động phòng tránh được những tác hại không mong muốn tiềm ẩn trong quá trình lao động cũng như đưa ra các biện pháp phòng tránh sự cố tai nạn nghề nghiệp.
- Không những thế, việc trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng về thực hiện an toàn lao động sẽ giúp người lao động có thể làm việc tốt hơn, đúng những yêu cầu của doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt các yêu cầu trong việc an toàn lao động sẽ giúp mang lại có hiệu quả thiết thực và lâu dài cho hoạt động của doanh nghiệp.
Các công việc của doanh nghiệp bạn sẽ được thực hiện một cách chuyên nghiệp, an toàn và giảm thiểu tối đa các chi phí do sự cố máy móc và con người gây ra. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần thực hiện tốt việc huấn luyện an toàn lao động cho người lao động.
Đối tượng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Điều 17, Nghị định 44/2016/NĐ-CP, đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động được quy định thành các nhóm sau đây:
Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động
- Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương.
- Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động
- Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
- Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Nhóm 3: Huấn luyện an toàn cho người vận hành
- Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Nhóm 4: Huấn luyện an toàn lao động chung
- Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
Nhóm 5: Huấn luyện an toàn với người làm công tác y tế
- Đối tượng là những người làm công tác y tế rất quan trọng. Hãy quan tâm và chú trọng đến vấn đề này để đảm bảo an toàn cho người lao động và cả uy tín của doanh nghiệp.
Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên
- Đối tượng huấn luyện các nguyên tắc về việc thực hiện an toàn trong lao động thuộc nhóm 6 cũng là một công việc rất quan trọng cần được chú trọng thực hiện.
Nội dung huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
Điều 18, Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về Nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:
Huấn luyện an toàn nhóm 1
- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
- Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
- Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
Huấn luyện an toàn nhóm 2
- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động:
- Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở;
- Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
- Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
- Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
- Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động;
- Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm;
- Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
- Xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra;
- Công tác Điều tra tai nạn lao động;
- Những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động;
- Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
- Hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
- Sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
- Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động;
- Nội dung huấn luyện chuyên ngành:
- Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại;
- Quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Huấn luyện an toàn nhóm 3
- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:
- Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động;
- Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
- Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
- Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân;
- Nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
- Nội dung tập huấn an toàn vệ sinh lao động chuyên ngành:
- Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm;
- Quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động;
- Kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.
Huấn luyện an toàn nhóm 4
- Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động;
- Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động;
- Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
- Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
- Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Huấn luyện an toàn nhóm 5:
- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
- Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở;
- Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
- Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động;
- Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
- Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động:
- Yếu tố có hại tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại;
- Lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
- Các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống;
- Cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp;
- Tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu; phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc;
- An toàn thực phẩm;
- Quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm;
- Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động;
- Nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc;
- Kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động;
- Phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
- Lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc;
- Lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Huấn luyện an toàn nhóm 6:
- Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.
Thời gian huấn luyện an toàn lao động
Điều 19, Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:
- Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
- Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
- Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
- Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 56 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra. Trong đó, thời gian huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động ít nhất là 40 giờ, nội dung huấn luyện cấp giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động ít nhất là 16 giờ.
- Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Chương trình khung và chương trình, tài liệu huấn luyện
Điều 20 NĐ 44/2016/NĐ-CP quy định về chương trình khung và chương trình, tài liệu huấn luyện an toàn lao động:
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành Chương trình khung chi tiết huấn luyện chuyên ngành, đặc thù theo Chương trình khung huấn luyện quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
- Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp tự huấn luyện căn cứ chương trình khung huấn luyện, xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện phù hợp với đặc điểm, điều kiện và yêu cầu thực tế huấn luyện.
Huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng định ký
Điều 21 NĐ 44/2016/NĐ-CP quy định về nội dung Huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động và tập huấn an toàn lao động định kỳ:
- Huấn luyện an toàn lao động cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động
- Ít nhất 02 năm một lần, kể từ ngày Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có hiệu lực, người được huấn luyện phải tham dự khóa huấn luyện để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động.
- Thời gian huấn luyện ít nhất bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu. Người làm công tác y tế thực hiện việc cập nhật kiến thức theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 73 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
- Huấn luyện an toàn lao động định kỳ theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động
- Người lao động thuộc nhóm 4 được huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động.
- Thời gian huấn luyện định kỳ bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
- Huấn luyện an toàn khi có sự thay đổi về công việc; thay đổi về thiết bị, công nghệ và huấn luyện sau thời gian nghỉ làm việc:
– Thay đổi công việc hoặc thay đổi thiết bị, công nghệ:
-
- Trước khi giao việc phải được huấn luyện an toàn cho công nhân nội dung về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới hoặc thiết bị, công nghệ mới.
- Trường hợp đối tượng đã được huấn luyện trong thời hạn dưới 12 tháng kể từ khi chuyển sang làm công việc mới hoặc kể từ khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ thì nội dung huấn luyện lại được miễn phần đã được huấn luyện.
– Trở lại làm việc sau thời gian nghỉ làm việc
-
- Cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động được huấn luyện lại nội dung như đối với huấn luyện lần đầu.
- Thời gian huấn luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
Đào tạo và huấn luyện an toàn lao động ở đâu uy tín?
- Hiểu được tầm quan trọng của việc huấn luyện, đào toàn các chương trình an toàn lao động, hiện nay các doanh nghiệp luôn tìm kiếm cho mình những địa chỉ uy tín để giúp trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người lao động để bảo vệ sức khỏe người lao động cũng như đảm bảo uy tín cho chính doanh nghiệp.
- Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp các chương trình huấn luyện, đào tạo cho nan toàn lao động nhưng không phải đơn vị nào cũng mang đến chương trình huấn luyện uy tín, chất lượng.
- Hãy đến với chúng tôi để chúng tôi giúp người lao động của mình tiếp cận thực tế với những kiến thức, kỹ năng về an toàn lao động.
Tại sao bạn nên lựa chọn Kiểm định KV2?
Với nhiều đơn vị cung cấp các chương trình đào tạo, huấn luyện thì Kiểm định KV2 vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp.
Vậy, tại sao nên lựa chọn chương trình đào tạo huấn luyện các vấn đề an toàn lao động tại Kiểm định KV2
- Kiểm định an toàn KV2 là đơn vị uy tín hàng đầu mang đến cho các doanh nghiệp các chương trình huấn luyện, đào tạo an toàn lao động, cung cấp đầy đủ các kiến thức, kỹ năng từ lý thuyết đến thực hành.
- Tất cả các nội dung chương trình đào tạo của Kiểm định KV2 đều được thực hiện đúng theo quy định của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội.
- Sau khi hoàn thành xong chương trình đào tạo, người lao động không chỉ được cung cấp những kiến thức thực tế về an toàn lao động mà còn được cấp chứng chỉ hợp pháp đúng theo quy định.
- Tài liệu được tham khảo bởi Trung Tâm Quốc Gia Về An Toàn – Vệ Sinh Lao Động: http://huanluyenantoan.gov.vn/dich-vu/dao-tao-huan-luyen-toan-ve-sinh-lao-dong
Công tác huấn luyện an toàn lao động phải được đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Tuy nhiên thực tế cho thấy không phải công ty huấn luyện an toàn nào cũng có đủ trình độ, đạt chuẩn của Bộ Lao Động như Kiểm Định KV2. Bởi vậy, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá nhé.
CEO Trần Thanh Liêm – Người sáng lập và điều hành Công ty Huấn Luyện và Kiểm Định An Toàn KV2. Với mong muốn đảm bảo an toàn cho người lao động và hạn chế những rủi ro cho công ty, doanh nghiệp.
Bài viết liên quan
Huấn luyện an toàn vận hành xe nâng là một công việc rất quan trọng và cũng là hoạt động
Huấn luyện an toàn nhóm 1 là các khóa huấn luyện an toàn dành cho những người quản lý hay
Bạn biết gì về khóa huấn luyện an toàn nhóm 3 chưa? Những đối tượng cần phải tham gia khóa