0901.363.748

Van an toàn và Quy trình kiểm định van an toàn

Van an toàn và Quy trình kiểm định van an toàn

Van an toàn (safety valve, relief valve) là van tự động xả môi chất khi thiết bị áp lực có áp suất vượt quá mức làm việc cho phép và tự đóng kín lại khi áp suất bên trong thiết bị trở lại trạng thái làm việc. Vì làm việc trong môi trường áp suất cao nên cần phải kiểm định van an toàn thường xuyên, tránh những sự cố do van gây ra. Cụ thể quy trình và tiêu chuẩn kiểm định an toàn van áp suất như thế nào? Mời các bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.

Van an toàn là gì?

Van an toàn và Quy trình kiểm định van an toàn

Van an toàn là van tự động xả một lượng môi chất (lỏng hoặc khí) để ngăn ngừa sự vượt quá áp suất an toàn đã xác định trước mà không có sự trợ giúp của nguồn năng lượng nào khác ngoài năng lượng của môi chất, và được thiết kế để đóng kín lại ngăn không cho xả thêm dòng môi chất sau khi đã khôi phục lại được điều kiện áp suất làm việc bình thường.

Van có thể được đặc trưng bởi tác động mở nhanh hoặc mở theo tỷ lệ (không cần thiết phải tuyến tính) với độ tăng áp suất quá áp suất đã chỉnh đặt.

Các kiểu van an toàn

  • Van an toàn được tác động trực tiếp
  • Van an toàn có trợ lực
  • Van an toàn được tác động bổ sung
  • Van an toàn có van điều khiển

Kiểm định van an toàn khi nào?

Van an toàn là thành phần không thể thể thiếu trên mỗi thiết bị áp lực, van an toàn cần được kiểm định trong các trường hợp sau:

  • Trước khi đưa thiết bị vào hoạt động, vận hành
  • Trong quá trình hoạt động của thiết bị theo quy định của quy trình bảo dưỡng.
  • Khi thiết bị được kiểm định định kỳ hoặc bất thường.
  • Xác nhận tình trạng kỹ thuật của van so với các tiêu chuẩn kĩ thuật và quy chuẩn kĩ thuật để rút ra kết luận rằng van có đảm bảo an toàn để đưa vào sử dụng hay không.

Tiêu chuẩn kiểm định van an toàn

Để thực hiện tốt các quy định van an toàn, hãy đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn kiểm định van an toàn thường được áp dụng sau đây:

  • TCVN 7915-1:2009 (EN ISO 4126-1:2004): Thiết bị an toàn chống quá áp.
  • API 527: Seat tightness of pressure relief valves.
  • API RP 576 Inspection of Pressure Relief Devices.
  • API RP 520 Parts I & II: Sizing, Selection, and Installation of Pressure Relief Devices.
  • ASME Section I Power Boilers.
  • ASME Section III: Nuclear Systems.
  • ASME Section IV: Heating Boilers.
  • ASME Section VIII, Div. 1: Pressure Vessels.
  • ASME Section XII: Transport Tanks.
  • ASME B31.1: Power Piping.
  • ASME B31.3: Process Piping.
  • ASME section VIII: Boiler and Pressure Vessel Code.
  • Các tiêu chuẩn (TCVN), quy chuẩn về nồi hơi và thiết bị áp lực đang được áp dụng.

Quy trình kiểm định van an toàn

Van an toàn và Quy trình kiểm định van an toàn
Quy trình kiểm định

Bước 1: Kiểm tra bằng mắt

  • Kiểm tra các đặc điểm sau của van an toàn
  • Miệng vào và miệng ra của van không bị tắc, kẹt
  • Các dấu hiệu hư hỏng có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc của van an toàn
  • Các căn cứ để khẳng định van an toàn đảm bảo yêu cầu an toàn trong quá trình nghiệm thử và làm việc.

Bước 2: Kiểm tra các thông tin kỹ thuật của van an toàn

  • Kiểm tra thông tin từ yêu cầu sử dụng của khách hàng bằng cách quan sát hoặc đo đạc trực tiếp trên van an toàn để xác định
  • Đường kính miệng vào và thoát
  • Áp suất đặt, môi chất làm việc, áp suất ngược (nếu có)
  • Chỉ thực hiện việc nghiệm thử khi các thông số làm việc của van an toàn được xác định rõ ràng.

Bước 3: Canh chỉnh và thử nghiệm van an toàn

  • Môi chất thử: Các van an toàn có môi chất làm việc là hơi nước hoặc khí thì môi chất thử là khí trơ, không khí, hơi nước.
  • Các van an toàn có môi chất làm việc là chất lỏng thì môi chất thử là nước hoặc chất lỏng không nén được.
  • Áp suất mở định mức: Là áp suất đặt cộng thêm áp suất ngược nếu có.
  • Canh chỉnh áp suất theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng (nếu có)

Bước 4: Thử kín van an toàn

  • Mối chất thử: Chất khí hoặc chất lỏng
  • Áp suất thử: Van an toàn được thử kín ở mức áp suất bằng 90% áp suất mở định mức.

Vì sao phải kiểm định van thường xuyên?

Kiểm định an toàn van định kỳ và thường xuyên là công việc quan trọng cần thực hiện. Đây là những lý do mà bạn cần thực hiện tốt việc kiểm định van:

  • Để đảm bảo an toàn cho người lao động tránh các vấn đề thương vong xảy ra ;
  • Để kiểm tra tình trạng của thiết bị để dự báo tình trạng hư hỏng của thiết bị;
  • Phát hiện những hư hỏng, tiên đoán những hư hỏng để có biện pháp xử lý;
  • Kiểm định thiết bị là chấp hành tốt pháp luật và là nâng cao ý thức con người.

Đơn vị kiểm định van an toàn tại TPHCM

Bạn đang tìm hiểu về đơn vị thực hiện việc kiểm định van an toàn chất lượng, có trách nhiệm và tận tình? Bạn hoàn toàn an tâm rằng Công ty Kiểm định KV2 đáp ứng được những yêu cầu này của bạn.

Bạn liên hệ với công ty để được tư vấn và sử dụng dịch vụ nhanh chóng, đội ngũ kỹ sư có chuyên môn, kinh nghiệm nhiều năm trong nghề và đã kiểm định cho những đối tác lớn sẽ trực tiếp làm việc.

Trên đây là toàn bộ thông tin cung cấp về công việc kiểm định van an toàn cũng như quy trình thực hiện mà Kiểm Định KV2 chia sẻ đến các bạn đọc. Hy vọng rằng bạn sẽ hiểu về sự cần thiết phải đi kiểm định thiết bị này cho hoạt động của nhà máy, xưởng, đơn vị mình an toàn, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nhé!