0901.363.748

Quy trình kiểm định an toàn thiết bị nâng

Quy trình kiểm định an toàn thiết bị nâng

Thiết bị nâng là các loại máy móc, thiết bị giữ chức năng nâng các đồ vật nặng hoặc con người lên cao được sử dụng trong công nghiệp và xây dựng. Theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH quy định về kiểm định thiết bị nâng, thì đây là một trong những hạng mục bắt buộc cần phải được kiểm định kĩ càng trước khi đưa vào sử dụng để tránh mọi tổn thất. Tham khảo bài viết dưới đây với quy trình kiểm định thiết bị nâng hạ đúng cách.

Khi nào cần kiểm định an toàn thiết bị nâng?

Quy trình kiểm định an toàn thiết bị nâng
                              Khi nào cần kiểm định
Các thiết bị nâng là những thiết bị khá phức tạp. Đây cũng là những thiết bị nằm trong danh sách các thiết bị cần phải được kiểm định do Nhà nước ban hành thì đều cần phải kiểm định và bắt buộc trong những trường hợp sau:
  • Sau khi thiết bị được xuất xưởng và chuẩn bị đưa vào sử dụng.
  • Sau khi thực hiện các bước cải tạo hay sửa chữa mang tính lớn.
  • Sau khi thiết bị có những trục trặc, xảy ra các sự cố, tai nạn nghiệm trọng và được sửa chữa xong.
  • Thiết bị đã đến thời hạn kiểm định định kì, hoặc hết hạn hay trước hạn theo yêu cầu của bên kiểm định.
  • Đôi khi việc kiểm định an toàn thiết bị nâng sẽ theo yêu cầu (kiểm định bất thường) của các cơ quan có thẩm quyền nhà nước về lao động
Quy trình kiểm định an toàn thiết bị nâng
Thiết bị nâng

Quy trình kiểm định thiết bị nâng hạ

Quy trình kiểm định thiết bị nâng cần được đảm bảo thực hiện quy trình để việc kiểm tra được diễn ra tốt nhất và có thể đảm bảo sự na toàn của thiết bị nâng.

Quy trình kiểm định an toàn thiết bị nâng
Quy trình kiểm định

Kiểm tra bên ngoài thiết bị

  • Việc đầu tiên cần thực hiện khi kiểm định an toàn thiết bị nâng là việc bên ngoài thiết bị.
  • Bằng mắt thường, ta kiểm tra xem thiết bị nâng đã được đặt tại đúng vị trí hợp lí hay chưa, hàng rào bảo vệ như thế nào, có chướng ngại vật gì hay không, mặt bằng ra sao, hệ thống điện có an toàn và đảm bảo,… cùng với từng bộ phận như dây cáp, các cơ cấu thủy lực và điện trong khả năng vận hành, và cơ cấu của thiết bị nâng đó xem đã có hỏng hóc hay có dấu hiệu bất thường gì.
  • Với đội ngũ giàu kinh nghiệm thì họ sẽ nhận biết rất nhanh loại thiết bị này thường xuyên hỏng hóc chỗ nào để có thể tư vấn cho người vận hành xem sét và giải quyết.

Kiểm tra kĩ thuật của máy

Bước thứ hai để kiểm tra kĩ thuật của máy, ta cho máy vận hành nhưng không tải bất cứ một vật nào, cần được thực hiện tối thiểu là 3 lần và chỉ được áp dụng nếu như thiết bị đáp ứng được đủ các tiêu chuẩn của bước 1.

Vận hành thử máy nâng 

– Cuối cùng, các bạn cần thử vận hành thiết bị máy nâng, công việc này bao gồm thử tải tĩnh và thử tải động, tiến hành khi bước thứ 2 đã đạt yêu cầu

– Chỉ khi kiểm định thiết bị nâng đạt hoàn toàn được các yêu cầu nằm trong 3 bước này thì thiết bị mới được coi là đạt tiêu chuẩn và được đưa vào sử dụng.

Trên đây là những thông tin về việc kiểm định thiết bị nâng hạ mà Kiểm Định KV2 muốn chia sẽ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích. Và nếu các bạn đang muốn tìm một đơn vị kiểm định an toàn uy tín và chuyên nghiệp thì hãy liên hệ đến với chúng tôi. Tại Kiểm Định KV2 luôn có những kỹ thuật viên giỏi kiểm định, giám định vô cùng chính xác, chắc chắn sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.