Trang chủ » Kiểm Định An Toàn » Kiểm Định Thang Máy Gia Đình
Kiểm Định Thang Máy Gia Đình
- 495 Views
- 28 Tháng Mười Một, 2021
- 2
- Kiểm Định An Toàn
Việc sử dụng thang may gia đình cũng phải cần được bảo dưỡng, bảo trì trùng tu hàng năm theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Vì vậy việc kiểm định thang máy gia đình là đều rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của những người thân trong gia đình của gia chủ.
Thang máy gia đình thường được sử dụng trong các ngôi nhà từ 3 đến 5 lầu trở lên, vì mục đích tiện dụng và sang trọng, đối với những gia đình có các cụ thì đây là giải pháp tối ưu giúp cho việc di chuyển trong gia đình một các dễ dàng và tiện nghi hơn.

Tại sao kiểm định thang gia đình
Việc kiểm định an toàn thang máy thường xuyên giúp cho quá trình vận hành luôn được thông suốt và an toàn, không có những nỗi lo lắng bất thường, giúp cuộc sống của mọi người trong gia đình hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó việc kiểm định thang máy gia đình cũng là quy định được nhà nước đưa ra bằng luật pháp. Thang máy phải được kiểm định để các cơ quan chức năng xác nhận sản phẩm thang máy đạt tiêu chuẩn và cho phép thi công sử dụng. Nếu không thực hiện sẽ bị phạt từ 1 đến 5 triệu hoặc 50 đến 70 triệu tùy vào mức độ.
Tìm hiểu thêm:
Kiểm định thang máy là gì?
Cơ quan đơn vị được phép kiểm định thang máy gia đình
- Các đơn vị được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy.
- Các đơn vị được Cục An Toàn Lao Động, Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội cấp phép kiểm định.
- Trung tâm Kiểm định KTAT khu vực 1,2,3
- Trung tâm Kiểm định và huấn luyện KTATLĐ TP. HCM;
- Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn Quân đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng;
- Trong đó có Kiểm Định KV2 được phép kiểm định an toàn thang máy gia đình: https://kiemdinhkv2.com/
Khi nào cần kiểm định thang máy gia đình
Kiểm định thang máy lần đầu
Khi thang máy vừa hoàn thành việc lắp đặt bắt buộc phải tiến hành kiểm định thang máy để xác định chất lượng lắp đặt thang máy. Nếu thang máy được kiểm định lắp đặt đạt các yêu cầu về kỹ thuật và đảm bảo an toàn thì được đưa vào sử dụng.
Kiểm định thang máy định kỳ
Đối với thang máy mới, nên thực hiện kiểm định ít nhất 3 năm/lần. Với thang máy trên 10 năm sử dụng nên tiến hành kiểm định ít nhất 2 năm/lần.
Kiểm định thang máy khi có dấu hiệu bất thường
Ngoài việc kiểm định định kỳ, trong quá trình sử dụng thang máy cũng có thể phát sinh một số vấn đề về kỹ thuật. Lúc này, cần đơn vị kiểm định đến kiểm tra, đánh giá và đưa ra các phương án khắc phục tình trạng thang máy.
Quy trình, tiêu chuẩn kiểm định thang máy gia đình
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang máy
- Khi kiểm định lần đầu cần chuẩn bị lý lịch, hồ sơ thang máy và hồ sơ lắp đặt.
- Khi kiểm định định kỳ cần chuẩn bị lý lịch, kết quả lần kiểm tra trước và các hồ sơ về quản lý, sử dụng, vận hành thang máy.
- Khi kiểm định thang máy gia đình có bất thường cần chuẩn bị hồ sơ thiết kế cải tải, biên bản nghiệm thu sau cải tạo và biên bản nghiệm thu của cơ quan chức năng.
Bước 2: Kiểm định kỹ thuật bên ngoài
Kiểm định bên ngoài thang máy sẽ bao gồm việc kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ của thang máy đã lắp đặt. Kiểm tra việc lắp đặt thực tế có đúng với các thống số, yêu cầu kỹ thuật của nhà chế tạo không. Kiểm tra các chi tiết thiếu hoặc bị biến dạng của các bộ phận và cụm máy.
Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải
Ở bước này, thang máy sẽ được kiểm tra ở 7 vị trí, bao gồm: kiểm tra buồng máy và thiết bị buồng máy, kiểm tra cabin và các thiết bị ở cabin, kiểm tra đỉnh cabin, kiểm giếng thang, cửa tầng, hố thang và thử không tải. Sau đó tiến hành đánh giá, nếu thang máy có thể hoạt động theo đúng các tính năng đã thiết kế và không có bất thường xảy ra thì đạt yêu cầu.
Bước 4: Thử tải động
Ở bước này, quá trình kiểm định sẽ được thực hiện bằng cách thử tải động ở hình thức 100% và 125% tải định mức, kiểm tra thiết bị hạn chế quá tải, thử bộ hãm bảo hiểm đối trọng, thử bộ cứu hộ tự động, thử thiết bị báo động cứu hộ và thử các chương trình đặc biệt của thang máy.
Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định
Lập biên bản kiểm định.
Trình kiểm định viên thông qua biên bản kiểm định.
Ghi kết quả kiểm định và lý lịch của thang máy.
Dán tem kiểm định.
Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định.

Mức xử phạt khi đưa thang máy vào sử dụng mà không qua kiểm định
Trường hợp thang máy không qua kiểm định mà đưa vào sử dụng sẽ bị xử phạt theo các mức đưa ra trong Khoản 5 – Điều 17 của Nghị định số 95/ 2013/ NĐ – CP.
- Phạt 1.000.000đ đến 3.000.000đ khi không thông báo việc kiểm định với cơ quan kiểm định.
- Phạt 5.000.000đ đến 7.000.000đ khi đưa thang máy vào sử dụng mà không thông báo với cơ quan kiểm định.
- Phạt 50.000.000đ đến 75.000.000đ khi sử dụng thang máy đã kiểm định nhưng không đạt yêu cầu.




CEO Trần Thanh Liêm – Người sáng lập và điều hành Công ty Huấn Luyện và Kiểm Định An Toàn KV2. Với mong muốn đảm bảo an toàn cho người lao động và hạn chế những rủi ro cho công ty, doanh nghiệp.
Bài viết liên quan
Kiểm định an toàn bình chịu áp lực là quá trình kiểm tra, đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ
Kiểm định bình khí nén (bình tích áp) là quá trình đánh giá và kiểm tra về tình trạng kỹ
Những nơi sản xuất có hệ thống lạnh, tránh gây cháy nổ, dẫn đến thiệt hại thì phải kiểm định
Comments (2)
Trần Thanh Liêm
12 Th12 2021Kiểm đinh thang máy một lần bao nhiêu tiền
Trần Thanh Liêm
13 Th4 2022Thang máy dưới 10 tầng:2.000.000đ/thiết bị
Thang máy từ 10 tầng đến 20 tầng: 3.000.000đ/thiết bị
Thang máy trên 20 tầng: 4.500.000đ/thiết bị