0901.363.748

Kiểm định hệ thống gas

Kiểm định hệ thống gas

Kiểm định an toàn hệ thống gas giúp đánh giá an toàn khi vận hành hệ thống theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn hiện hành. Cụ thể quy trình và tiêu chuẩn kiểm định như thế nào? Các bạn có thể đọc ngay bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng của việc kiểm định an toàn hệ thống gas

Khí gas là nguồn nhiên liệu rất phổ biến phục vụ đời sống con người. Hiện nay, nhu cầu sử dụng khí gas ngày càng cao trong cuộc sống đô thị.

Hệ thống gas ( hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng ) là hệ thống sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng để cấp khí đốt từ bồn chứa cố định hoặc hệ thống dàn chai chứa khí đốt trực tiếp qua đường ống dẫn đến nơi sử dụng

Đối với các nhà bếp tập thể, các nhà hàng, khách sạn, việc lắp đặt một hệ thống gas công nghiệp an toàn càng trở thành một vấn đề được quan tâm.

Ngoài những lợi ích cũng như sự tiện lợi mà nó mang lại, hệ thống gas còn ảnh hưởng đến an toàn về người và vật chất của cơ sở nếu không được Kiểm định KV2 trước khi đưa vào vận hành. Hoặc có thể đã được kiểm định nhưng trong quá trình sử dụng gặp trục trặc, sai sót gây cảm giác mất an toàn cho người sử dụng.

Nên việc kiểm đinh an toàn hệ thống gas là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng nhằm các mục đích sai:

  • Tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc, an toàn lao động của người vận hành được đảm bảo.
  • Thiết bị hoạt động ổn định trong suốt quá trình làm việc.
  • Phát hiện nhanh chóng hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc
  • Chấp hành, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG GAS

Tiêu chuẩn kiểm định an toàn hệ thống gas

Tài liệu tham khảo:

– QCVN 08:2012/BKHCN – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).

– QCVN 04:2013/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép.

– QCVN 01:2016/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại.

– TCVN 6486:2008 – Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Tồn chứa dưới áp suất – Yêu cầu về thiết kế và vị trí lắp đặt.

– TCVN 7441:2004 – Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) tại nơi tiêu thụ – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành.

– TCXDVN 377:2006 – Hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở – Tiêu chuẩn thiết kế.

– TCXDVN 387:2006 – Hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.

– TCVN 7832:2007 – Chai chứa khí – Chai thép hàn nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Kiểm tra định kỳ và thử nghiệm.

– TCVN 6008:2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

– TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.Yêu cầu chung.

– TCVN 2622:1995 – Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.

– TCVN 5334:2007 – Thiết bị điện kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu an toàn trong thiết kế, lắp đặt và sử dụng.

– TCVN 9358:2012 – Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.

– ASME 31.3 – Process Piping.

– ASME 31.8 – Gas Transmission and Distribution Piping System.

– NFPA 58 – Liquefied Petroleum Gas Code

Quy trình kiểm định an toàn hệ thống gas

KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG GAS

Bước 1: Kiểm tra chi tiết hồ sơ kỹ thuật

Các hồ sơ phải được xem xét trước kiểm định hệ thống gas:

  • Hồ sơ thiết kế, lắp đặt và các chứng chỉ vật liệu
  • Bản vẽ hệ thống gas, các báo cáo nghiệm thử đã thực hiện trước đó.
  • Các bản báo cáo kiểm định các thiết bị đo lường, an toàn, bảo vệ.
  • Hồ sơ về phòng chống chữa cháy.
  • Hồ sơ về kiểm định bồn chứa (nếu có).
  • Hồ sơ quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng.

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài và bên trong

Các hạng mục phải được xem xét, kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng:

  • Vị trí lắp đặt, khoảng cách an toàn theo tiêu chuẩn.
  • Hệ thống chiếu sáng vận hành, thông gió.
  • Sàn, cầu thang thao tác.
  • Hệ thống chống sét, tiếp địa an toàn.
  • Bồn chứa khí đốt, dàn chai.
  • Tình trạng kim loại, mối hàn, nối của các bộ phận, chi tiết chịu áp lực.
  • Hệ thống ống dẫn gas.
  • Thiết bị hóa hơi.
  • Hệ thống làm mát, cảnh báo rò rỉ gas.
  • Thiết bị phụ trợ, thiết bị đo lường, bảo vệ, an toàn và tự động.

Bước 3: Thử nghiệm

Hệ thống gas phải được thử bền, thử kín theo tiêu chuẩn và chế độ kiểm định hiện hành.

Thử bền: áp suất thử bền khi kiểm định.

Thử kín:áp suất thử kín khi kiểm định.

Bước 4: Kiểm tra vận hành

Kiểm tra tổng quát các điều kiện để có thể đưa hệ thống vào vận hành ở áp suất làm việc cho phép.

Kết quả kiểm định an toàn hệ thống gas

Kết thúc quá trình kiểm định an toàn hệ thống gas, kiểm định viên thực hiện lập biên bản ghi nhận kết quả kiểm định. Tổ chức kiểm định ban hành giấy chứng nhận kiểm định khi và chỉ khi kết quả kiểm định an toàn hệ thống gas đạt yêu cầu.

Đơn vị kiểm định an toàn hệ thống gas uy tín

Kiểm định KV2 là một trong những đơn vị hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực kiểm định an toàn, được Cục an toàn – Bộ LĐTBXH, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ Công thương, Cục Đăng kiểm – Bộ GTVT cấp Giấy chứng nhận có đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn lao động.

Các dự án kiểm định an toàn hệ thống gas mà công ty chúng tôi đã và đang thực hiện đạt hiệu quả cao và được khách hàng đánh giá vô cùng tích cực.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định an toàn do Bộ Lao Động cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định an toàn do Bộ Lao Động cấp

Với đội ngũ kỹ thuật viên, kiểm định viên chuyên nghiệp, đã được đào tạo bài bản và có bề dày kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, Kiểm định KV2 từng bước xây dựng được uy tín và vị thế của mình trên thị trường bằng chính năng lực và chất lượng dịch vụ kiểm định an toàn chất lượng, hiệu quả nhất với chi phí và chế độ hậu mãi chu đáo.