Trang chủ » Kiểm Định An Toàn » Kiểm định chống sét » Kiểm định hệ thống chống sét
Kiểm định hệ thống chống sét
- 3463 Views
- 16 Tháng Mười Hai, 2019
- Kiểm định chống sét
Kiểm định hệ thống chống sét là quy định bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam. Kiểm định không những đáp ứng việc quản lý và sử dụng hệ thống chống sét tại các tòa nhà, chung cư, căn hộ,… một cách an toàn và tuân thủ pháp luật mà còn giúp các Doanh Nghiệp vận hành một cách trơn tru, và giảm thiểu những thiệt hại thấp nhất do thiên nhiên, phòng trừ rủi ro đến mức thấp nhất.

Nội Dung Bài Viết
Kiểm định hệ thống chống sét là gì?
Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất, đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Khi phóng tĩnh điện trong khí quyển, một tia sét có thể di chuyển (từ mây xuống đất) với tốc độ gần 100,000 km/s.
Cột chống sét hay còn gọi là cột thu lôi là một thanh kim loại hoặc vật bằng kim loại được gắn trên đỉnh của một tòa nhà, điện ngoại quan bằng cách sử dụng một dây dẫn điện để giao tiếp với mặt đất hoặc “đất” thông qua một điện cực, thiết kế để bảo vệ tòa nhà trong trường hợp sét tấn công.
Kiểm định hệ thống chống sét tức là hoạt động đo điện trở chống sét hay kiểm tra nối đất, nối không và sự liền mạch giữa chúng. Kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở tiếp địa nên được làm định kỳ đặc biệt là trước mùa mưa bão.

Có cần thiết phải kiểm định cho hệ thống chống sét?
Hệ thống chống sét có vai trò quan trọng trong đời sống, nó giảm thiểu tối đa gây hại từ thiên tai tới con người. Theo thống kê nếu không có chống sét hoặc hệ thống xuống cấp thì thiệt hại về người và của vô cùng lớn. Dòng điện phá hủy nhà, xe cộ, cây cối, chạy dọc vào các vật dẫn sét đánh tan hoang cả một vùng và nguy cơ cháy nổ diện rộng.
Do vậy phải tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, kiểm tra định kỳ đều đặn. Việc kiểm định này chính là kiểm tra khả năng chống sét của các thiết bị lắp đặt ra sao, có hiệu quả không, kiểm tra độ an toàn của con người khi có sét đánh xuống.

Nhà nước quy định các đơn vị, tòa nhà, doanh nghiệp lắp đặt hệ thống chống sét phải được kiểm định. Điều này giúp các đơn vị nâng cao thương hiệu, tuân thủ pháp luật và giảm thiểu được các thiệt hại khi có vấn đề xấu xảy ra.
Nếu các đơn vị không thực hiện kiểm định theo định kỳ thì cơ quan cảnh sát phòng cháy tới phát hiện sẽ bị lập biên bản xử phạt và có biện pháp xử lý nặng. Bởi khi trục trặc thì sét sẽ gây thiệt hại trên diện rộng cực kỳ nặng nề.
Các loại sét nguy hiểm cần hệ thống chống sét
- Sét đánh trực tiếp là sét đánh thẳng vào nhà cửa công trình, cây cối, con người đang di chuyển… khi có giông. Sét đánh thẳng loại sét nguy hiểm nhất vì nó có thể gây thiệt hại nặng nề cho công trình hoặc gây chết người.
- Sét đánh gián tiếp (sét lan truyền) là sét đánh vào đường dây điện thoại, đường dây tải điện cao thế hoặc hạ thế ở một nơi nào đó rồi theo đường dây truyền vào công trình làm hư hỏng thiết bị điện đang sử dụng. Chúng ta thường thấy hiện tượng bóng đèn, điện thoại, TV, tủ lạnh… bị cháy hoặc người đang gọi điện thoại bị điện giật mạnh sau một cơn giông sét, tất cả là do ảnh hưởng của loại sét này.
- Sét cảm ứng bao gồm cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ. Sét cảm ứng tĩnh điện thường chỉ nguy hiểm cho các công trình có chứa chất dễ cháy nổ như xăng dầu, khí đốt do tác động của phóng điện thứ cấp còn sét cảm ứng điện từ chỉ nguy hiểm đối với các thiết bị hiện đại dùng các linh kiện điện tử nhạy với xung điện trong các công trình bưu điện, viễn thông, phát thanh truyền hình.
Tiêu chuẩn an toàn của hệ thống chống sét ra sao?
- TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng. Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống
- TCVN9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp.
- 11 TCN-18:2016, Quy phạm trang bị điện. Phần 1 – Quy định chung
- 11 TCN-19:2016, Quy phạm trang bị điện. Phần 2 – Hệ thống đường dẫn điện
- 11 TCN-20:2016, Quy phạm trang bị điện. Phần 3 – Trang bị phân phối và trạm biến áp
- 11 TCN-21:2016, Quy phạm trang bị điện. Phần 4 – Bảo vệ và tự động
Quy trình kiểm định hệ thống chống sét như thế nào?
Kiểm định KV2 sẽ cung cấp cho mọi người biết về quy trình kiểm định cho hệ thống chống sét gồm các bước: Đo điện trở kim chống sét, chuẩn bị hồ sơ hệ thống chống sét và tiến hành kiểm tra hệ thống chống sét đánh thẳng. Chi tiết cụ thể như dưới đây:
Đo điện trở kim chống sét
Kiểm định hệ thống chống sét thì các kiểm định viên sẽ dùng thiết bị chuyên dùng đo điện trở nối đất giữa cột thu lôi và đất. Điện trở này đạt yêu cầu thì khi có sét cột thu lôi sẽ thu sét nhanh chóng, hiệu quả và truyền xuống đất làm triệt tiêu dòng điện phóng cực mạnh.

Chuẩn bị hồ sơ hệ thống chống sét
Tổ chức, đơn vị lắp đặt hệ thống chống sét theo yêu cầu của đơn vị kiểm định sẽ phải lập hồ sơ kiểm định. Xác định lại số lượng hệ thống cần kiểm định, số lượng các điểm cần đo, vị trí hộp kiểm tra tiếp địa. Người phụ trách bảo trì cơ điện, hệ thống chống sét dẫn người kiểm định tới vị trí cần đo.
Nếu phải kiểm tra kim thu sét thì phải có phương án trước làm sao cho kiểm định viên lên được mái công trình an toàn để làm việc. Trường hợp kiểm định không đạt thì phải thêm cọc tiếp địa hoặc hóa chất khắc phục nhanh chóng.
Tiến hành kiểm tra hệ thống chống sét đánh thẳng
- Kiểm tra hồ sơ của hệ thống chống sét
- Kiểm tra các loại kim thu sét;
- Kiểm tra các loại dây dẫn thoát sét;
- Kiểm tra vị trí hộp kiểm tra tiếp địa;
- Kiểm tra các bộ phận có bị rỉ sét, ăn mòn các mối nối;
- Đo điện trở nối đất từ vị trí hộp kiểm tra đến chỗ bãi cọc tiếp địa;
- Xử lý kết quả kiểm định.
Thời gian kiểm định cho hệ thống chống sét bao lâu?
Công đoạn kiểm định hệ thống chống sét do đơn vị Kiểm định KV2 tiến hành trong vòng 30 – 50 phút trung bình. Tùy từng công trình độ phức tạp, vị trí, số lượng hệ thống chống sét, số lượng điểm đo nữa mà thời gian có thể kéo dài hơn là chuyện hoàn toàn bình thường.
Sau khi lắp đặt hệ thống chống sét thì ngay lập tức đơn vị quản lý hay chủ tòa nhà phải liên hệ đơn vị có chức năng điều kiểm định viên xuống kiểm định hệ thống. Điều này phải thực hiện để chắc chắn hệ thống đủ tiêu chuẩn hoạt động tốt với các tính năng đầy đủ, độ an toàn cao.

Thời hạn tiến hành kiểm định cho hệ thống chống sét định kỳ là 1 năm theo điều khoản tại nghị định 79/2014/NĐ-CP. Trường hợp có dấu hiệu bất thường hoặc yêu cầu của cơ quan chức năng khi thấy cảnh báo xấu từ thời tiết thì có thể đơn vị phải kiểm định bất thường.
Sau khi tiến hành kiểm định xong xuôi nếu toàn bộ hệ thống chống sét đạt tiêu chuẩn thì 5 ngày sau đơn vị sẽ được cấp giấy đạt qua kiểm định đầy đủ. Nếu quý công ty cần nhanh hơn thì có thể liên hệ với Kiểm định KV2 làm nhanh hồ sơ gửi lại đơn vị bạn. Khi đủ điều kiện vận hành thì mọi người có thể an tâm sử dụng tiếp tục hệ thống chống sét đó.
Đăng ký kiểm định tại KV2
Kiểm định KV2 là một trong những đơn vị hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực kiểm định an toàn, được Cục an toàn – Bộ LĐTBXH, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ Công thương, Cục Đăng kiểm – Bộ GTVT cấp Giấy chứng nhận có đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn lao động. Các dự án kiểm định an toàn hệ thống chống sét mà công ty chúng tôi đã và đang thực hiện đạt hiệu quả cao và được khách hàng đánh giá vô cùng tích cực.



Để được tư vấn và biết thêm thông tin chi tiết về hoạt động kiểm định an toàn hệ thống chống sét, quý khách hàng vui lòng liên hệ: 0901.36.37.48 – 0966.05.44.66

CEO Trần Thanh Liêm – Người sáng lập và điều hành Công ty Huấn Luyện và Kiểm Định An Toàn KV2. Với mong muốn đảm bảo an toàn cho người lao động và hạn chế những rủi ro cho công ty, doanh nghiệp.
Bài viết liên quan
Kiểm định hệ thống chống sét là quy định bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh