0901.363.748

Nghị định 44 an toàn lao động

Nghị định 44 an toàn lao động

Nghị định 44 an toàn lao động (44/2016/NĐ-CP) quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật và huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động chính thức có hiệu lực vào ngày 01/07/2016. Tuy nhiên, do Nghị định quá dài, đề cập đến nhiều vấn đề nên Kiểm định KV2 sẽ tổng hợp và tóm tắt giúp bạn những nội dung chính, trọng tâm để thuận lợi trong quá trình tìm hiểu.

Hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Nghị định 44 an toàn lao động và những điểm cần chú ý
NĐ 44/2016/NĐ-CP về kiểm định an toàn, vệ sinh lao động

Điều 4 Nghị định 44 an toàn lao động quy định, đơn vị được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động khi đáp ứng đủ các điều kiện:

  • Thành lập theo quy định của nước CHXH Việt Nam hoặc quy định của pháp luật nước ngoài.
  • Được cấp giấy phép cung ứng dịch vụ kiểm- định kỹ thuật an toàn lao động.
  • Đáp ứng đầy đủ các trang thiết bị, máy móc, dụng cụ sử dụng để phục vụ công việc kiểm định cho từng đối tượng khác nhau
  • Đầy đủ tài liệu kỹ thuật cho từng đối tượng kiểm định.
  • Có từ 02 kiểm định viên trở lên ký hợp đồng 12 tháng 
  • Có người phụ trách kỹ thuật đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật và kinh nghiệm làm việc trong ngành kiểm định kỹ thuật từ 03 năm trở lên.

Điều 5 nghị định 44 huấn luyện an toàn quy định về hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; 
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu có); 
  • Danh mục các thiết bị, máy móc, dụng cụ sử dụng cho công tác kiểm định kỹ thuật; 
  • Danh mục tài liệu kỹ thuật; 
  • Tài liệu có ghi rõ các thông tin của kiểm định viên, người phụ trách của đơn vị.
Nghị định 44 an toàn lao động và những điểm cần chú ý
Mẫu giấy chứng nhận an toàn lao động

Bên cạnh đó, Nghị định 44 về an toàn lao động còn hướng dẫn thêm các nội dung khác có liên quan như:

  • Điều 6. Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
  • Điều 7. Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
  • Điều 8. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
  • Điều 9. Tiêu chuẩn kiểm định viên
  • Điều 10. Chứng chỉ kiểm định viên
  • Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên
  • Điều 12. Hồ sơ cấp lại chứng chỉ kiểm định viên
  • Điều 13. Trình tự cấp, cấp lại và thời hạn của chứng chỉ kiểm định viên
  • Điều 14. Quản lý, sử dụng chứng chỉ kiểm định viên
  • Điều 15. Trách nhiệm của Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
  • Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Nghị định 44 an toàn lao động và những điểm cần chú ý
Hoạt động an toàn, vệ sinh lao động luôn được đề cao

Nghị định 44 an toan lao động chia các đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động thành 6  nhóm:

– Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

  1. a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
  2. b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

– Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

  1. a) Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
  2. b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.

– Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc

Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

– Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.

Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

– Nhóm 5: Người làm công tác y tế.

Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 56 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra. Trong đó, thời gian huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động ít nhất là 40 giờ, nội dung huấn luyện cấp giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động ít nhất là 16 giờ.

– Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Chi tiết nội dung, thời gian hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại các Điều:

  • Điều 18. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
  • Điều 19. Thời gian huấn luyện
  • Điều 20. Chương trình khung và chương trình, tài liệu huấn luyện
  • Điều 21. Huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động và huấn luyện định kỳ

Hoạt động quan trắc môi trường lao động

Nghị định 44 an toàn lao động và những điểm cần chú ý
Quan trắc môi trường lao động

Điều 33, Nghị định 44 an toàn lao động quy định điều kiện của tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động:

  1. Đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp cung ứng dịch vụ quan trắc môi trường lao động.
  2. Có đủ nhân lực thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động như sau:
  3. a) Người trực tiếp phụ trách quan trắc môi trường lao động có trình độ như sau:

– Trình độ từ đại học trở lên thuộc lĩnh vực y tế, môi trường, hóa sinh;

– Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường lao động hoặc 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y học dự phòng;

– Có chứng chỉ đào tạo về quan trắc môi trường lao động.

  1. b) Có ít nhất 05 người làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn có trình độ như sau:

– Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên thuộc các lĩnh vực y tế, môi trường, hóa sinh; trong đó có ít nhất 60% số người có trình độ từ đại học trở lên;

– Có chứng chỉ đào tạo về quan trắc môi trường lao động.

  1. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất và năng lực bảo đảm yêu cầu tối thiểu như sau:
  2. a) Quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động

– Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm các yếu tố vi khí hậu, bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt;

– Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm yếu tố vật lý, bao gồm: ánh sáng, tiếng ồn, rung theo dải tần, phóng xạ, điện từ trường, bức xạ tử ngoại;

– Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp, bao gồm: yếu tố vi sinh vật, gây dị ứng, mẫn cảm, dung môi;

– Đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my: Đánh giá gánh nặng lao động thể lực; đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý; đánh giá Ec-gô-nô-my vị trí lao động.

– Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của 70% yếu tố sau đây:

+ Bụi hạt; phân tích hàm lượng silic trong bụi, bụi kim loại, bụi than, bụi talc, bụi bông và bụi amiăng;

+ Các yếu tố hóa học tối thiểu NOx, SOx, CO, CO2, dung môi hữu cơ (benzen và đồng đẳng – toluen, xylen), thủy ngân, asen, TNT, nicotin, hóa chất trừ sâu;

  1. b) Có kế hoạch và quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất;
  2. c) Có quy trình sử dụng, vận hành thiết bị lấy và bảo quản mẫu, đo, thử nghiệm và phân tích điều kiện lao động;
  3. d) Có trụ sở làm việc, đủ diện tích để bảo đảm chất lượng công tác quan trắc môi trường lao động, điều kiện phòng thí nghiệm phải đạt yêu cầu về chất lượng trong bảo quản, xử lý, phân tích mẫu;

đ) Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;

  1. e) Có biện pháp bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn phòng cháy, chữa cháy, an toàn sinh học, an toàn hóa học và tuân thủ nghiêm ngặt việc thu gom, vận chuyển bảo quản và xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật.

Do Nghị định 44 an toàn lao động khá dài nên Kiểm Định KV2 đã tổng quát các nội dung chính cần được chú ý giúp bạn đọc dễ dàng nắm được trọng tâm thông tin cần tìm hiểu. Ngoài ra, bạn cũng nên cập nhật thêm Nghị định 140 về huấn luyện an toàn sửa đổi, bổ sung Nghị định 44 về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Leave your Comments