0901.363.748

An toàn lao động

An toàn lao động

Có rất nhiều người lao động chưa nắm rõ các quy định về an toàn lao động. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi, trợ cấp sau của bạn trong các trường hợp rủi ro xảy ra trong quá trình làm việc. Bởi vậy, Kiểm Định KV2 sẽ tổng hợp 7 điều cần đặc biệt chú ý mà bất kỳ người lao động nào cũng cần hiểu đủ và đúng.

Quyền và nghĩa vụ của người lao động

7 lưu ý trong an toàn lao động cần nắm rõ
Rất nhiều người không nắm rõ quyền an toàn lao động

Số lượng người làm việc không theo hợp đồng chiếm hơn 40% lao động. Tuy nhiên, họ thường không nắm rõ các quy định hiện hành về lao động nên thường bỏ lỡ các quyền lợi, nghĩa vụ cá nhân.

Quyền lợi của người lao động không theo hợp đồng

Người lao động làm việc không theo hợp đồng có các quyền hạn như sau:

  • Được đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động vệ sinh lao động khi làm việc
  • Được Nhà nước, xã hội tạo điều kiện làm việc và bảo vệ các quyền lợi về an toàn, vệ sinh lao động
  • Được tiếp nhận đầy đủ và tham gia khóa tập huấn các kiến thức, kỹ năng về vệ sinh, an toàn lao động, an toàn vệ sinh lao động
  • Tham gia bảo hiểm tự nguyện về tai nạn lao động (Chính Phủ hỗ trợ cho từng đối tượng nhất định)
  • Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Nghĩa vụ của người lao động không theo hợp đồng

7 lưu ý trong an toàn lao động cần nắm rõ
Người lao động cần phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình

Bên cạnh các quyền lợi, người lao động làm việc không theo hợp đồng cần phải tuân thủ các nghĩa vụ:

  • Chịu trách nhiệm về công tác an toàn, vệ sinh lao động do cá nhân thực hiện theo quy định của luat an toan ve sinh lao dong và pháp luật có liên quan
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn lao động trong môi trường làm việc chung
  • Thông báo với cơ quan chức năng khi phát hiện các hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động

Không được buộc người lao động làm việc tại nơi nguy hiểm

Đơn vị sử dụng lao động tuyệt đối không được ép buộc, cưỡng chế người lao động làm việc tại nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại, không đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, có nguy cơ cao xảy ra tai nạn khi làm việc. Nếu trường hợp này xảy ra, người lao động cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng để được hỗ trợ và có biện pháp giải quyết kịp thời.

Người lao động cần đóng bảo hiểm tai nạn lao động

Bảo hiểm tai nạn người lao động, bệnh nghề nghiệp là gói bảo hiểm với mục đích chi trả, bồi thường cho các vấn đề tai nạn, thương tật khi lao động hoặc bệnh liên quan đến nghề nghiệp của người lao động.

Nó có tác dụng trợ cấp một phần chi phí y tế, khám chữa bệnh, thay thế tiền lương trong khoảng thời người lao động điều trị, phục hồi.

7 lưu ý trong an toàn lao động cần nắm rõ
Người lao động cần được đóng bảo hiểm

Pháp luật liên quan đến vấn đề an toàn lao động, bảo hiểm tai nạn lao động quy định một số điều nghiêm cấm như sau:

  • Trốn hoặc chậm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  • Gian lận, giả mạo hồ sơ để được trợ cấp bảo hiểm
  • Chiếm dụng tiền đóng và tiền bảo hiểm 
  • Không thực hiện chi trả bảo hiểm kịp thời, đúng quy định cho người lao động

Tổ chức khám sức khỏe định kỳ

Các đơn vị sử dụng lao động cần tổ chức và chịu toàn bộ chi phí khám sức khỏe định kỳ cho người lao động:

  • Thời gian theo quy định tối thiểu là 01 lần/năm.
  • Đối với các người lao động làm công việc nặng, trong môi trường có tính chất độc hại, nguy hiểm, người khuyết tật, lao động chưa đủ thành niên, người cao tuổi cần được khám tối thiểu 06 tháng/lần

Quyền lợi của người lao động về an toàn lao động

Trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động cần được sơ cứu, cấp cứu và điều trị kịp thời. Toàn bộ chi phí này do Bảo hiểm y tế chi trả (đối với người lao động tham gia Bảo hiểm y tế).

7 lưu ý trong an toàn lao động cần nắm rõ
Bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp trong lao động

Ngoài ra, còn được hỗ trợ chi phí khám định kỳ đối với trường hợp suy giảm khả năng lao động giảm 5%. Bên cạnh đó, người lao động còn được trả lương đầy đủ trong thời điều trị, phục hồi. 

  • Trường hợp tai nạn do 1 phần lỗi của người lao động được bồi thường tối thiểu 1.5 tháng tiền lương đối với mức suy giảm khả năng lao động 5-10%; 11-80% được cộng 0.4 tháng lương tương ứng với 1% tăng thêm; Đối với người suy giảm từ 81% trở lên được bồi thường tối thiểu 30 tháng lương.
  • Trường hợp tai nạn hoàn toàn do lỗi của người lao động: Trợ cấp tối thiểu 40% mức suy giảm khả năng lao động tương ứng

Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ

Một số trường hợp người lao động không được hưởng chế độ trợ cấp, bồi thường khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như:

  • Người lao động cố tình, cố ý làm suy giảm khả năng lao động
  • Người lao động sử dụng chất kích thích, ma túy, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động
  • Bất đồng giữa người tai nạn và người gây tai nạn, không liên quan đến quá trình làm việc

Điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động

7 lưu ý trong an toàn lao động cần nắm rõ
Điều kiện người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động

Một số người lao động thắc mắc tại sao bản thân không được hưởng các chế độ theo quy định về an toàn lao động. Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn cần chú ý các điều kiện theo quy định của pháp luật về an toàn trong lao động.

– Bị tai nạn trong các tình huống:

  • Khi sinh hoạt, giờ giao lao, ăn giữa ca, vệ sinh, tắm rửa, cho con bú, ăn bồi dưỡng hiện vật… trong giờ làm việc hoặc tại nơi làm việc.
  • Thực hiện công việc do người sử dụng lao động, người được ủy quyền nhưng ngoài giờ làm việc, ngoài nơi làm việc
  • Bị tai nạn khi di chuyển trên đường đến nơi làm việc, đường từ nơi làm việc đến các nơi khác

– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

Kiểm Định KV2
Average rating:  
 0 reviews

Leave your Comments