0901.363.748

Bảo trì thang máy

Bảo trì thang máy

Thang máy được sử dụng thường xuyên và không được xảy đến bất trắc gì. Để đạt được điều này bạn cần phải thực hiện bảo trì thang máy mục đích để phát hiện nhanh những bất trắc và nhanh chóng giải quyết. Cùng tìm hiểu việc bảo trì thang máy tại Kiểm định KV2 được thực hiện như thế nào ở bài viết dưới đây.

Bảo trì thang máy là gì

Bao Tri Thang May
Bảo trì là kiểm tra và bảo dưỡng thang máy

Bảo trì thang máy là quá trình kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị liên quan đến vận hành của thang máy. Quá trình này sẽ giúp bạn phát hiện ra nhanh nhất những tình trạng hư hỏng của thang máy và đưa ra những hướng giải quyết khắc phục và sửa chữa thang máy kịp thời. Quá trình này sẽ có các bên dịch vụ bảo trì và kiểm định thang máy thực hiện.

Thang máy được sử dụng khá phổ biến, khắc phục nhanh những hư hỏng sẽ giúp thang máy hoạt động hiệu xuất và tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Thời hạn kiểm tra bảo trì thang máy

Thoi Han Bao Tri Thang May
Thời hạn bảo trì phụ thuộc vào tuổi thọ và tần suất sử dụng thang máy

Đầu tiên bạn cần xác định những yếu tố sau: tuổi thọ và tần suất sử dụng. Thông thường đối với thang máy mới lắp, bạn sẽ được bảo hành thang máy tầm 1 tháng 1 lần trong vòng 1 năm.

  • Bảo trì dựa trên tuổi thọ thang máy: Đối với những thang máy có tuổi thọ từ 2-10 năm thì các công ty bảo trì thang máy sẽ thực hiện bảo trì 1 lần/ 2 tháng hoặc ngắn hơn. Còn đối với thang máy có tuổi thọ trên 10 năm tần suất bảo trì bắt buộc phải là 1 lần/ năm.
  • Bảo trì dựa trên tần suất sử dụng sẽ được chia thành 2 dạng dân dụng và thương mại. Đối với dân dụng dành cho gia đình, văn phòng nhỏ bảo trì 1 lần/ 2 tháng. Đối với thang máy thương mại (trung tâm mua sắm, công ty lớn, vận chuyển hàng hóa,…) bảo trì 1 lần / 1 tháng.

Có thể bạn quan tâm:

Hướng dẫn sử dụng thang máy đúng cách AN TOÀN

Kiểm định thang máy thường xuyên an toàn cho người sử dụng

Quy trình bảo trì thang máy

Quy Trinh Bao Tri Thang May
Các bước kiểm tra bảo trì thang máy

Quy trình bảo trì thang máy sẽ rất là phức tạp, đòi hỏi những người có chuyên môn cao nắm vững cấu tạo của thang máy để kiểm tra những bộ phận nhỏ lẻ bên trong thang máy, cơ bản gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Vệ sinh buồng thang máy

Tất cả những dụng cụ có phía bên trong buồng thang máy đều sẽ được vệ sinh sạch sẽ như vách buồng máy, nền, thanh dẫn hướng,…

  • Bước 2: Kiểm tra giếng thang, phía trên cabin và tra dầu bôi trơn

Bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau đây để thực hiện bước 2: miếng mút tra dầu, lượng dầu trong hộp, bộ phận dẫn động, dây curoa, ốc bắt động cơ, đệm dẫn hướng,… 

  • Bước 3: Kiểm tra đáy giếng thang và phía dưới cabin

Kiểm tra cáp treo, những bộ phận phía dưới cabin và không quên vệ sinh sạch sẽ những thiết bị này.

  • Bước 4: Kiểm tra và bảo hành trong cabin

Những thiết bị bên trong cabin bao gồm: đèn chiếu sáng, chuông báo động, bảng điều khiển bên trong cabin, khe hở của cửa,…

  • Bước 5: Kiểm tra và bảo dưỡng ngoài của tầng gồm các bộ phận sau: ray dẫn hướng cửa ở các tầng, khe hở cửa tầng, khóa cửa ở các tầng và chạy thử thang máy lại 1 lần nữa xem kết quả thang máy có ổn định hay không. Nếu không phát sinh bất cứ vấn đề nào khác thì quy trình bảo trì thang máy kết thúc.

Những hạng mục cần chú ý khi bảo trì thang máy

Hang Muc Bao Tri Thang May
Các hạng mục cần kiểm tra bảo trì trong thang máy

Theo như những quy định về bảo trì thang máy thì có những hạng mục cần chú ý khi thực hiện:

  • Kiểm tra chức năng vận hành của hệ thống thang máy trên phòng máy
  • Kiểm tra động cơ
  • Kiểm tra hệ thống ray đường dẫn
  • Kiểm tra hệ thống liên kết cabin
  • Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, liên lạc an toàn ở cabin
  • Kiểm tra hệ thống vận hành của cửa tầng
  • Kiểm tra quá trình vận hành của thang máy

Có thể nhận thấy rằng, việc kiểm tra, bảo trì và bảo dưỡng thang máy định kỳ là rất quan trọng. Nếu bạn đang còn thắc mắc thêm những thông tin gì về thang máy, hãy liên hệ ngay với Kiểm Định KV2 chúng tôi để giải đáp tận tình.

Leave your Comments