Trang chủ » Kiểm Định An Toàn » Kiểm định pa lăng
Kiểm định pa lăng
- 1351 Views
- 22 Tháng Hai, 2021
- Kiểm Định An Toàn
Pa lăng là một thiết bị rất cần thiết trong việc dùng để móc vào xe nâng hạ hàng hóa và các loại vật dụng khác. Tuy nhiên sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu như không kiểm định pa lăng kỹ càng trong quá trình sử dụng. Quá trình kiểm định giúp cho doanh nghiệp đảm bảo khâu vận hành diễn ra ổn định, tránh gây thiệt hại con người và tài sản. Kiểm Định KV2 sẽ giúp bạn hiểu thêm về tiêu chuẩn và quy trình kiểm định pa lăng.
Lý do phải kiểm định Pa lăng?
Pa lăng là sản phẩm được sử dụng kéo các vật hay nâng lên hạ xuống gồm gây vắt qua các puli giống 1 chiếc dòng dọc. Khi có thiết bị này thì việc nâng hạ các vật nặng lên xuống nhẹ nhàng, chuyên nghiệp, đỡ tốn sức lực và giảm thiểu các trường hợp xấu xảy ra.
Pa lăng được dùng trong nhiều ngành nghề khác nhau như làm công xưởng, khai thác mỏ, làm nông nghiệp, điện lực, bốc dỡ hàng hóa trong kho, bến bãi,…Sản phẩm này được chia làm 2 loại là pa lăng điện và pa lăng xích tay.

Việc kiểm định pa lăng chính là kiểm tra toàn bộ thiết bị xem có nguyên vẹn, đầy đủ thiết bị không. Đánh giá độ an toàn khi đi vào sử dụng theo các tiêu chuẩn luật định đã được ban hành.
Theo quy định của Thông tư số 53/2016/BLĐTBXH thì pa lăng nhất định phải được kiểm định. Thiết bị phải đạt qua yêu cầu về an toàn lao động, nếu trốn tránh việc kiểm định kỹ thuật an toàn thì đơn vị phải chịu hình phạt theo pháp luật.
Kiểm định thiết bị để nếu phát hiện ra tình trạng pa lăng bị hư hại, thiết bộ phận, lắp sai vị trí hay xuống cấp phải dừng hoạt động để khắc phục. Phải chắc chắn pa lăng nguyên vẹn, sử dụng tốt mới đưa vào sử dụng an toàn. Tránh gây thiệt hại về tài sản và con người cho đơn vị sử dụng.
Tiêu chuẩn kiểm định pa lăng
Pa lăng cần phải được kiểm định theo tiêu chuẩn chung đề ra, do vậy các cá nhân, tổ chức mua thiết bị này phải chú ý để theo dõi đơn vị kiểm định làm việc có đúng không. Dưới đây là các tiêu chuẩn kiểm định chi tiết được áp dụng với pa lăng:
- QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động cho thiết bị nâng
- QTKĐ 13: 2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định về kỹ thuật an toàn pa lăng xích kéo tay
- QTKĐ 09:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định về kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu (cầu trục, cổng trục, bán cổng trục, pa lăng điện)
- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra vấn đề kỹ thuật
- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Về yêu cầu an toàn chung
- TCVN 5209: 1990, Máy nâng hạ – Về yêu cầu an toàn cho thiết bị điện
- TCVN9358 : 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Các yêu cầu chung

Đối với việc áp dụng quy chuẩn kiểm định khác thì đơn vị thực hiện sử dụng theo tiêu chuẩn mới nhưng phải đáp ứng được chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn chỉ tiêu mà nhà nước Việt Nam ban hành. Điều này thì chủ cơ sở nên chú ý nắm bắt.
Có thể bạn quan tâm:
Dịch vụ kiểm định cầu trục (cần trục) UY TÍN CHẤT LƯỢNG tại TPHCM
Dịch vụ kiểm định thang máy UY TÍN CHẤT LƯỢNG nhất năm 2021
Tiêu chuẩn và Quy trình kiểm định xe nâng hàng
Thời hạn kiểm định cho pa lăng là bao lâu?
Khi nào thì nên kiểm định pa lăng – đây chính là câu hỏi mà khiến nhiều người thắc mắc bao lâu nay? Không phải bất cứ lúc nào tiện là có thể đi kiểm định mà thực chất theo tư vấn của các kiểm định viên có kinh nghiệm lâu năm thì có thời hạn nhất định.
Cụ thể thời gian kiểm định cho pa lăng như sau:
Kiểm định lần đầu: Đây là đợt kiểm định đầu tiên sau khi thiết bị vừa mua về, lắp đặt và phải làm trước khi đưa vào sử dụng. Phải chắc chắn rằng thiết bị sử dụng tốt, không bị hỏng hóc và không có khả năng gây tai nạn.
Kiểm định định kỳ: Trong suốt thời gian sử dụng thì chủ sở hữu phải liên hệ với đơn vị tới kiểm định cho pa lăng thường xuyên. Điều này đảm bảo chất lượng thiết bị còn tốt, sau khi vận hành vẫn không bị trục trặc, nếu có phát hiện ra thì ngay lập tức dừng hoạt động để sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng. Chu kỳ kiểm định là 3 năm 1 lần, đối với pa lăng sử dụng trên 12 năm rồi thì 1 năm 1 lần.
Kiểm định bất thường: Theo yêu cầu của cơ quan chức năng trong trường hợp bất thường thì chủ quản lý phải tiến hành kiểm định thiết bị ngay. Thường là do có vấn đề nào đó mới phải kiểm tra, nếu phát hiện thiết bị xuống cấp trầm trọng thì không được sử dụng để kéo, nâng, hạ hàng hóa nữa.
Quy trình tiến hành kiểm định pa lăng
Công ty đã được cấp giấy phép đủ tiêu chuẩn, thẩm quyền thực hiện thẩm định. Đội ngũ kiểm định viên chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm làm việc tận tâm kỹ lưỡng và đưa ra đánh giá chính xác, công tâm.

Quy trình sẽ qua nhiều bước từ tổng thể tới chi tiết để không bỏ sót bất cứ vấn đề nào cả. Cụ thể như sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
Kiểm định viên yêu cầu cơ sở trình đủ các loại hồ sơ, giấy tờ về thiết bị bao gồm:
- Kiểm tra lý lịch, hồ sơ ban đầu liên quan đến Pa lăng
- Hồ sơ xuất xưởng, chế tạo
- Bản vẽ và cấu tạo gốc của Pa lăng
- Quy trình vận hành và xử lý được hướng dẫn khi có sự cố
- Nhật ký sử dụng và sửa chữa
- Lịch sử kiểm định trước đây
Trình bày tình trạng, nhật ký các lần sửa chữa, bảo trì, thay thế trước, giấy chứng nhận kiểm định đã thực hiện nếu có.
Bước 2: Khám xét kỹ thuật
Kiểm định viên sẽ kiểm tra đầy đủ từng bộ phận xem vấn đề kỹ thuật có tốt và đủ chức năng không. Xem vị trí lắp đặt, đủ các bộ phận hay không, xem tình trạng có tốt không. Ví dụ xem mối hàn còn chắc, cơ cấu chịu lực cao, cáp, xích chạy, phanh có ăn không, móc cẩu đủ chắc để móc đồ,…
Về dòng pa lăng điện thì bạn phải kiểm tra cơ cấu hạn chế hành trình thế nào, tải trọng, đo điện trở tiếp đất và điện trở cách điện động cơ. Các kiểm định viên đánh giá chi tiết qua 3 lần kiểm tra.
Bước 3: Thử nghiệm pa lăng
Các kiểm định viên sẽ thử không tải các cơ cấu, bộ phận thiết bị có còn nguyên vẹn, chịu được tải, ổn định khi sử dụng. Thử tĩnh sử dụng với tải trọng 125% Q(tk) hoặc 125% Q(sd), thử ở mức 110% Q(tk) hoặc 110% Q(sd). Kết quả đạt thì có nghĩa các bộ phận không bị biến dạng, không có nứt, không hư hại, han gỉ và còn bền bỉ dùng được nhiều năm đáp ứng tốt nhu cầu công việc.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định
Sau khi tiến hành các bước kiểm định pa lăng xong có kết quả đánh giá chi tiết nêu vào biên bản kiểm định. Sau đó sẽ thông qua biên bản do đại diện cơ sở và người chứng kiến kiểm định. Xong xuôi thì kiểm định viên dán tem kiểm định và cấp giấy phép chứng nhận kết quả.
Kiểm định pa lăng ở đâu uy tín
Do nhu cầu cần kiểm định pa lăng ngày càng cao của các đơn vị thì trên thị trường cũng đã xuất hiện nhiều công ty kiểm định. Về vấn đề này thì tổ chức thực hiện phải có chuyên môn nghề nghiệp, kinh nghiệp và phải được cấp giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật.

Việc lựa chọn đơn vị kiểm định phải đáp ứng đủ yêu cầu nếu không sẽ kiểm tra thiếu chính xác, không công tâm dẫn tới kết quả không đúng. Chỉ cần thiết bị còn nhiều thiếu sót mà đi vào vận hành gây tới lỗi công việc, hàng hóa và gây tai nạn thì vô cùng nguy hiểm.
Công ty Kiểm định KV2 là đơn vị được nhà nước cấp giấy phép hành nghề kiểm định. Qua nhiều năm hành nghề và đội ngũ có chuyên môn cao đã nhiều đơn vị, tổ chức tin tưởng.
Cam kết kiểm định cho pa lăng chuẩn xác, nhanh gọn, đúng quy trình và tiêu chuẩn. Nếu phát hiện kiểm định viên làm việc tắc trách, qua loa thì đơn vị sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.



Mọi thông tin liên quan đến kiểm định pa lăng, liên hệ ngay với Kiểm Định KV2 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Bất kỳ thời gian nào trong tuần công ty đều sẽ tiếp nhận thông tin và đưa ra giải pháp dựa trên những phân tích chuyên môn. Công ty Kiểm Định KV2 luôn luôn đặt sự an toàn của khách hàng làm trọng tâm để phát triển và hoàn thiện tất cả dịch vụ kiểm định. Muốn an tâm thì ngại gì không gọi Kiểm Định KV2.

CEO Trần Thanh Liêm – Người sáng lập và điều hành Công ty Huấn Luyện và Kiểm Định An Toàn KV2. Với mong muốn đảm bảo an toàn cho người lao động và hạn chế những rủi ro cho công ty, doanh nghiệp.
Bài viết liên quan
Kiểm định an toàn bình chịu áp lực là quá trình kiểm tra, đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ
Kiểm định bình khí nén (bình tích áp) là quá trình đánh giá và kiểm tra về tình trạng kỹ
Những nơi sản xuất có hệ thống lạnh, tránh gây cháy nổ, dẫn đến thiệt hại thì phải kiểm định