0901.363.748

Hộp kiểm tra tiếp địa là gì? Các chủng loại chính

Hộp kiểm tra tiếp địa là gì? Các chủng loại chính

Hộp kiểm tra tiếp địa là gì? Công năng sử dụng trên thực tế vào lĩnh vực nào? Những thiết bị liên quan tới an toàn đều nhận được sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng. Để cung cấp chi tiết thông tin hữu ích mời bạn tham khảo về sản phẩm qua nội dung sau của Kiểm Định KV2. 

Hộp kiểm tra tiếp địa là gì?

Hop Kiem Tra Tiep Dia 1
Hộp kiểm tra tiếp địa là gì?

Hộp kiểm tra tiếp địa là hộp/tủ được thiết kế với công năng đo điện trở đất định kỳ được lắp nổi ở trên mặt đất hoặc ở công trình nhà. Cấu tạo của hộp bao gồm nhiều bộ phận khác nhau như vỏ bằng vật liệu thép cao cấp, nhôm, inox, có một hoặc một số bảng đồng cầu đấu ở bên trong. 

Hộp tiếp địa được dùng trong hệ thống chống sét gây hại tới các công trình và con người. Hộp kiểm tra tiếp địa giúp đo đạc và chỉnh điện trở dễ dàng, kiểm tra bảo hành bảo dưỡng hệ thống tiếp địa chống sét khi vào trường hợp khẩn thiết. 

Trước đưa vào vận hành thì điện trở hệ thống tiếp địa cần được đo đạc để đảm bảo đúng các tiêu chuẩn chống sét. Điện trở suất đất của toàn hệ thống tiếp địa sẽ không được quá 10Ω với công trình bình thường và dưới 2Ω với các công trình có yêu cầu đặc biệt. 

Hộp kiểm tra giúp cho người dùng thực hiện kiểm tra các tiêu chuẩn và đo đạc được chuẩn xác các thông số. Bạn sẽ biết được thông số điện trở khi hệ thống chống sét hoạt động sau một thời gian dài. Bạn sẽ có được kế hoạch thay mới, bổ sung cho các cọc tiếp địa hết thời gian sử dụng và không có tính an toàn nữa. 

Thông số và kích thước của hộp phổ thông

Hop Kiem Tra Tiep Dia 2
Hộp tiếp địa có nhiều thông số

Có nhiều thông số sử dụng của hộp kiểm tra sử dụng trên thị trường hiện nay. Mỗi dòng sẽ kích thước cụ thể để người dùng cân nhắc lắp đặt cho công trình của mình phát huy hết công năng: 

  • Kích thước 210x160x110mm
  • Kích thước 300x200x110mm
  • Kích thước 400x300x150mm
  • Kích thước 600x400x180mm.

Phân loại các dòng hộp kiểm tra tiếp địa

Có nhiều chủng loại hộp kiểm tra khác nhau với thiết kế kiểu dáng, công năng riêng. Bên dưới đây sẽ nêu ra những dòng chính cho mọi người cân nhắc để sử dụng theo nhu cầu:

  • Hộp đấu nối tiếp địa được bằng chất liệu vỏ nhựa composite Sino, SP
  • Hộp kiểm tra điện trở đất sử dụng vật liệu vỏ sắt sơn tĩnh điện
  • Hộp kiểm tra điện trở đất làm bằng vật liệu vỏ Inox.
  • Hộp kiểm tra tiếp địa làm bằng chất liệu nhôm đúc

Tiêu chuẩn đo của hộp kiểm tra tiếp địa

Hiện nay có nhiều cơ sở hoạt động có nguy cơ về việc cháy nổ với nhiều nguyên do chủ quan và khách hàng gây ra. Các cơ sở này theo quy định cần phải có hệ thống chống sét đúng chuẩn để tăng cường an toàn về phòng cháy, chữa cháy. Điều này được nêu tại Phụ lục II được ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 ở Điều 7 của Chính Phủ.

Hệ thống chống sét phải thực hiện định kỳ kiểm tra 1 năm 1 lần. Điều này đảm bảo cho hệ thống vận hành được ổn định và cũng thực hiện đúng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385:2012 “Chống sét cho công trình xây dựng”. 

Việc đo điện tử tiếp địa với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756 : 1989 áp dụng trong nhiều khu vực khác nhau. Tiêu chuẩn TCVN 4756 : 1989 sử dụng cho những thiết bị điện và 1 chiều điện áp lớn hơn 110V.

Xem thêm:

Kim chống sét có những sản phẩm nổi bật trên thị trường?

Bảng giá hộp kiểm tra tiếp địa

Hop Kiem Tra Tiep Dia 3
Có nhiều mức giá hộp kiểm tra tiếp địa

Có nhiều mức giá cho thiết bị để mọi người tham khảo lựa chọn vừa với túi tiền của mình. Ngoài ra ở các cửa hàng sẽ cung cấp mức giá có sự chênh lệch ít nhiều, bạn có thể dành thời gian để tìm hiểu trước và liên hệ đặt mua hàng. Bên dưới đây sẽ nêu ra giá bán một số dòng phổ biến: 

  • Hộp kiểm tra sử dụng sơn tĩnh điện xuất xứ Việt Nam: 375.000đ
  • Hộp kiểm tra chất liệu Inox SUS 304 xuất xứ Việt Nam: 750.000đ
  • Hộp kiểm tra Kumwell xuất xứ Thái Lan: 1.780.000đ
  • Hộp kiểm tra chất liệu vỏ nhôm xuất xứ Việt Nam: 1.300.000đ.

Xem thêm: Dịch vụ Kiểm Định An Toàn.

Một số chú ý khi dùng hộp đo điện trở nối đất

Hop Kiem Tra Tiep Dia 4
Lưu ý khi sử dụng hộp kiểm tra tiếp địa

Trong quá trình sử dụng hộp đo điện trở nối đất có nhiều vấn đề mà bạn phải quan tâm để sử dụng cho hiệu quả. Đồng thời hạn chế những sự cố có thể xảy ra, bên dưới đây là thông tin cụ thể: 

Có các phương pháp sử dụng đo điện trở phổ biến như phương pháp bốn điểm, độ dốc sử dụng tùy vào trường hợp tương ứng. Theo thực tế khảo sát được thì 2 phương pháp này đo điện trở tại chỗ có không gian đặt điện cực có một số hạn chế hoặc hệ thống nối đất lớn. 

Khi làm phép đo thì bạn phải đặt điện cực P ở khu vực nào không phải chịu các ảnh hưởng điện trở của 2 cọc chính và cọc C. Điện cực thử nghiệm C cần chọn vị trí sao cho nó cách xa cọc chính. Điện cực thử nghiệm với dòng điện C sẽ hình thành vùng điện trở phẳng giữa nó cách với cột chính. Vật thể bằng kim loại đặt gần các cọc phụ chịu ảnh hưởng độ chuẩn xác cao của phép đo.

Như vậy, Kiểm Định KV2 đã cung cấp những thông tin hữu ích về hộp kiểm tra tiếp địa là gì, có lưu ý ra sao khi sử dụng. Mong rằng chia sẻ này giúp ích cho mọi người nắm rõ sản phẩm, biết chọn lựa loại phù hợp và ứng dụng thật hiệu quả vào thực tế.

CÔNG TY CỔ PHẦN HUẤN LUYỆN VÀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KV2

  • Địa Chỉ: 488/29/33 Phạm Văn Chiêu, Phường 16, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0901.36.37.48 – 0966.05.44.66
  • Email: di.kiemdinhantoan@gmail.com
Kiểm Định KV2
Average rating:  
 0 reviews

Leave your Comments